Đức Phật Dạy Về 10 Điều Chớ Vội Tin Và Điều Có Thể Tin Tưởng

 

“Đừng tin tưởng vào một điều gì vì phong văn. Đừng tin tưởng điều gì vì vin vào một tập quán lưu truyền.
Đừng tin tưởng điều gì vì cớ được nhiều nói đi nhắc lại. Đừng tin tưởng điều gì dù là bút tích của thánh nhân.

 

Đừng tin tưởng điều gì dù thói quen từ lâu khiến ta nhận là điều ấy đúng.
Đừng tin tưởng điều gì do ta tưởng tượng ra lại nghĩ rằng một vị tối linh đã khai thị cho ta.
Đừng tin tưởng bất cứ một điều gì chỉ vin vào uy tín của các thầy dạy các người.
Nhưng chỉ tin tưởng cái gì mà chính các người đã từng trải, kinh nghiệm và nhận là đúng, có lợi cho mình và người khác. Chỉ có cái đó mới là đích tối hậu thăng hoa cho con người và cuộc đời. Các người hãy lấy đó làm chỉ chuẩn”.


 

10 Điều chớ vội tin
1. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.
2. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.
3. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.
4. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong sách vở hay kinh điển.
5. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó lý luận siêu hình.
6. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.
7. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.
8. Chớ vội tin điều gì, khi điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.
9. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.
10. Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.

Tăng Chi Bộ Kinh (The Anguttara Nikaya/The “Further-factored” Discourses)

Nhớ đăng ký kênh và chia sẻ bài để tất cả chúng sinh an lạc bạn nhé!

Sau đây chúng tôi xin làm rõ nghĩa hơn:

Lời dạy thứ nhất: Đừng tin vì nghe theo lời truyền khẩu.
Lời truyền khẩu không bao giờ phản ánh đúng sự thật nguyên bản của nó. Bởi mỗi người sau khi nghe một điều gì đó, họ sẽ kể lại sự việc có thêm vào sự nhận định, cảm xúc của mình. Chưa kể một số chi tiết có thể họ quên hoặc dùng những từ ngữ diễn tả không rõ ràng, đúng nghĩa ban đầu. Lời truyền miệng đó từ người này qua người khác, từ vùng này qua vùng khác, từ năm này qua năm khác sẽ làm mất đi giá trị nguyên gốc của nó. Vì thế ông bà ta có câu “ Muốn tin điều gì phải tai nghe mắt thấy”. Nghe thôi chưa đủ mà phải thấy rõ sự việc mới có thể tin.

Lời dạy thứ 2: Đừng tin vì đó là truyền thống.

Truyền thống là những việc làm, hành động được truyền từ đời này sang đời khác của một quốc gia hay một đại phương được xã hội công nhận. Thế nhưng Đức Phật dạy rằng đừng tin theo truyền thống. Bởi không phải truyền thống nào cũng tốt đẹp, cũng có giá trị nhân văn và đúng chánh Pháp.

Nhìn lại lịch sử, ta thấy nhiều bộ tộc có truyền thống tế thần bằng cách dâng lên thần linh sinh mạng của loài vật, máu của chúng hay kể cả cuả con người. Điều này đúng hay sai? Đôi khi có những việc làm đã trở thành thói quen nên người ta mất dần đi sự nhận định, cho đó là lẽ thường tình nhưng vô tình đang lấn sâu trong tội nghiệp mà không hay biết.

Lễ hội Chém Lợn ở miền Bắc trong những ngày Tết vì thiếu tính nhân văn đang có sự tranh cãi lớn. Điều này gây ra phản cảm rất lớn trong mắt du khách nhưng dân địa phương lại nhất quyết giữ truyền thống ấy vì cho rằng điều này giúp họ “may mắn” vào năm mới. Vì thế, hãy nhận định bằng trí thức, bằng lương tâm của mình trước mọi vụ việc, đừng tin theo truyền thống để nối tiếp những điều xấu ác.

Lời dạy thứ ba: Đừng tin vì nghe đồn đại.

Lời đồn đại còn gọi là lời thêu dệt, được tạo ra từ những điều vô căn cứ rồi lan rộng mọi nơi. Lời đồn thường mang kịch tính, giật tít, hấp dẫn, bất ngờđể lôi cuốn người nghe, nhưng không có nguồn gốc rõ ràng.

Lời dạy thứ tư: Đừng tin vì lý luận.
Lý luận ở đây nghĩa là lý luận về điều gì đó siêu hình, không có căn cứ thực tế không ai thấy, không ai đã trải nghiệm thì cho dùng có lý luận hay bằng lời lẽ hoa mỹ cũng không nên tin. Bởi điều đó chỉ đánh thức sự tò mò, ảo tưởng của bạn bởi nó chưa bao giờ xảy ra trong quá khứ và hiện tại.

Lời dạy thứ năm: Đừng tin vì suy diễn.
Suy diễn là một sự việc nhưng qua quá trình tưởng thưởng, nhận định, đánh giá của một người hình thành nên một vụ việc lý kỳ, thú vị.

Lời dạy thứ sáu: Đừng tin vì đã tư duy trên mọi lý lẽ.

Tư duy trên mọi lý lẽ nghĩa là lập trường. Một người có lập trường là tốt nhưng mặt trái của nó là nếu khăng khăng bám víu vào lập trường, nhận định của mình hoặc ai đó quá mức thì rất dễ mắc phải sai lầm. Lập trường thường dựa trên những lý lẽ đã xác thực, có căn cứ khoa học. Nhưng vạn pháp đều là vô thường.

Có thể điều này đúng ở thời điểm này nhưng lại sai ở thời điểm khác. Vì thế, chúng ta cần phải có sự nhận định, suy xét thường xuyên để linh hoạt trong cách sống, cách suy nghĩ.

Lời dạy thứ bảy: Đừng tin vì dựa theo ý kiến đã được cân nhắc.

Những ý kiến đã được cân nhắc kỹ chưa hẳn có tính dúng đắn và hợp tình hợp lý. Nó có thể mang đến lợi ích cho bản thân, tổ chức cá nhân nhưng vô tình gây hại cho người khác. Hoặc những điều cân nhắc ấy lên lỏi những mưu tính ngầm mà đôi khi nghe qua, chúng ta tưởng đâu là chính xác. Cho dù đã cân nhắc nhưng đó chỉ là ý kiến cá nhân.

Lời dạy thứ tám: Đừng tin vì được ghi trong kinh điển.

Kinh điển là lời kim khẩu của Đức Phật. Nhưng chúng ta đều biết, thời Đức Phật không có giấy viết hoặc bất kỳ vật gì để lưu lại lời Phật dạy. Các đệ tử của Ngài chỉ nghe, ghi nhớ và ôn lại mỗi ngày để nắm vững bài học và thực hành. Sau khi Phật nhập diệt, mãi đến một trăm năm sau kinh điển mới được kết tập bởi 1200 vị đệ tử của Phật. Do đó, trong mỗi bài kinh đều có câu mở đầu rằng : Tôi nghe như vầy” chứ không phải là “ Đức Phật dạy…”.

Bởi qua thời gian, mọi thứ điều thay đổi theo quy luật tự nhiên của nó. Dù là Thánh đệ tử nhưng sự sai xót dù nhiều hay ít cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giáo Pháp. Hơn nữa quahơn 2500 năm, trải qua nhiều quốc gia, qua nhiều cách truyền đạo, qua nhiều pháp sư dịch thuật không ai dám chắc rằng những lời kinh điển được nguyên vẹn tuyệt đối lời Phật dạy thuở xưa.

Đó là lý do vì sao có một số bài kinh ngoại đạo, không phải Phật thuyết nhưng vẫn tồn tại hiện nay, đưa ra những lập luận theo quan điểm cá nhân của họ. Điều này vô tình gây ra những tổn hại cho đạo Phật và đến bước đường tu hành của người Phật tử.

Lời dạy thứ chín: Đừng tin vì vị ấy có vẻ có uy quyền.

Chúng ta thường bị chi phối bởi những người có uy quyền. Người có uy quyền chưa hẳn họ có đạo đức và có cách nhìn đúng chánh Pháp. Điển hình là Hitle, một vị tướng nổi tiếng của phát – xít Đức. Ông là người rất tài giỏi, có uy quyền khi đã chiếm lĩnh nhiều thuộc địa của Châu Á Và Châu Âu, nhưng ông lại gây đau khổ cho nhân loại.
Đừng vịn vào uy quyền của ai đó mà tin theo những gì họ nói. Uy quyền được tạo nên từ nhiều yếu tố: tài năng, tiền bạc, thân thế,…nhưng không hoàn toàn dựa trên chánh Pháp.

Lời dạy thứ mười: Đừng tin vì nghĩ rằng vị ấy là thầy của mình.

Đây là lời dạy rất quan trọng. Đa phần chúng ta thường rất tin vị thầy của mình. Đó là lẽ thường tình nhưng Đức Phật khuyên rằng không nên tin. Chính Đức Phật còn khuyên chúng ta không nên tin vào Ngài nếu chưa thật sự hiểu về Ngài để tránh tội phỉ báng. Còn với các vị thầy, họ cũng là những vị phàm tăng trên bước đường tu học để chuyển hóa thân tâm nên không thể nào tránh những sai lầm. Chúng ta không tin không có nghĩa là chê bai họ.

Nếu không có nhận định, chúng ta rất dễ bị người khác lợi dụng lòng tin. Nhất là những vị thầy tu không đúng Chánh pháp, biến đạo Phật trở nên mê tín, bày biện vẽ vời những cách thức cúng kiến cầu xin thay vì khuyến khích Phật tử tu học, làm việc thiện lành.


Vậy phải tin như thế nào?
Phật giáo không kêu gọi, lôi kéo hay dụ dẫn tín đồ tìm đến, không áp đặt chúng ta phải tin theo, đưa ra những lời hăm dọa nếu mất đi lòng tin gây hoang mang cho tín đồ.

Qua mười điều Đức Phật dạy về lòng tin trên đây chắc chắn không ít người đặt nghi vấn: Vậy phải tin ai, tin điều gì và tin như thế nào?

Đức Phật dạy: Khi nào quý vị tự mình biết rõ: Các pháp này là bất thiện; các pháp này là đáng chê; các pháp này bị người trí chỉ trích; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận, sẽ đưa đến bất hạnh khổ đau, quý vị hãy từ bỏ chúng… Khi nào quý vị tự mình biết rõ: Các pháp này là thiện; các pháp này là đáng khen; các pháp này được người trí ca ngợi; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận, sẽ đưa đến lợi lạc hạnh phúc, quý vị hãy đạt đến và an trú.

Nghĩa là chúng ta hãy tin vào những pháp thiện, mà các pháp này được kiểm chứng bởi nhận định của người đời và chính ngay bản thân mình. Nếu pháp thiện mang đến lợi lạc và an vu cho bản thân và người khác thì hãy tin theo, còn ngược lại đừng tin nếu len lỏi sự ngờ vực.

Phật giáo tuyệt vời là như thế, Phật giáo không kêu gọi, lôi kéo hay dụ dẫn tín đồ tìm đến, không áp đặt chúng ta phải tin theo, đưa ra những lời hăm dọa nếu mất đi lòng tin gây hoang mang cho tín đồ. Mà Đức Phật dạy rằng hãy: Hãy kiểm chứng rồi hãy tin, kiểm chứng bằng thực tại những gì trong đời sống để tránh tạo nên niềm tin mù quáng mà rơi vào mê tín.

Lời Đức Phật dạy về lòng tin là kim chỉ nam cho chúng ta tu học, để tự mình bảo vệ và đặt niềm tin đúng chỗ, đúng pháp. Ghi nhớ và thực hành lời dạy của Đức Phật, tự chúng ta sẽ cảm nhận được sự an lạc nơi tâm hồn, chính ngay trong đời sống thực tại.

Nhớ đăng ký kênh và chia sẻ bài để tất cả chúng sinh an lạc bạn nhé!

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.